Tiếp đầu ngữ “me-”, “pe-”



Tiếp đầu ngữ (tiền tố) không phải là một từ, không có nghĩa khi nó đứng độc lập. Nó thêm vào từ gốc (từ cơ sở) để tạo nên một từ mới có nghĩa khác đi hoặc nhấn mạnh. 

Tiếp đầu ngữ “me-” kết hợp với động từ cơ sở để tạo thành một động từ mang nghĩa chủ động hơn. Tiếp đầu ngữ “pe-” thêm vào động từ cơ sở để tạo nên một danh từ. Ví dụ:

*Lahap (phàm ăn) – melahap (cắn xé, ăn)
*Mahaman (hiểu biết) – pemahaman (sự hiểu biết)

+ Tiếp đầu ngữ “me-” thành “meng-”, “pe-” thành “peng-” khi từ cơ sở bắt đầu bằng: a/e/g/d/i/u/o/k. Ví dụ:

*ambil (lấy, chiếm, bắt) – mengambil (nghĩa tương tự nhưng mang tính chủ động)
*hancur (đập vỡ, phá hoại) – penghancur (máy nghiền)

+ Tiếp đầu ngữ “me-” thành “men-”, “pe-” thành “pen-” khi từ cơ sở bắt đầu bằng: c/d/j. Ví dụ:

*coba (thử) – mencoba (thử), dorong (nhích, đẩy) – pendorong (người kiêu hãnh, người tự đề cao mình lên)

+ Tiếp đầu ngữ “me-” thành “mem-”, “pe-” thành “pem-” khi từ cơ sở bắt đầu bằng: b/f/v. Ví dụ:

*Beli (mua) – membeli (mua), 
*Beli – pembeli (người mua)

+ Tiếp đầu ngữ “me-” thành “meny-”, “pe-” thành “peny-” khi từ cơ sở bắt đầu bằng: s. Ví dụ: 

*siksa (tra tấn) – menyiksa (tra tấn), penyiksa (người tra tấn)

+ Khi từ cơ sở bắt đầu bằng các phụ âm p/t/k thì nó được thay thế bằng m/n trước khi thêm tiếp đầu ngữ “me-”, “pe-”. Ví dụ: 

*pakai (dùng) – memakai (dùng, mặc, đội), pemakai (người dùng/người sử dụng)
*tahan (giữ, bảo vệ) – menahan (giữ, bảo vệ), penahan (rào chắn)

+ Từ cơ sở không thay đổi khi kết hợp với tiếp đầu ngữ “me-”, “pe-” trong trường hợp từ cơ sở bắt đầu bằng các phụ âm: l/m/n/r. Ví dụ:

* naik (cưỡi, lên) – penaik (người được thăng chức), menaik (tăng, tăng thêm)

Ghi rõ nguồn "http://tiengindonesia.blogspot.com" khi phát lại thông tin

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những câu giao tiếp tiếng Indonesia thông dụng cho người mới học